TỦ THUỐC GIA ĐÌNH
COPY LẠI ĐỂ THAM KHẢOTủ thuốc Gia đình - Sự cần thiết của một gia đình hiện đại |
Mỗi gia đình, nhất là những gia đình có trẻ em, đều cần có một tủ thuốc nhỏ để kịp thời chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Đôi khi, chỉ cần vài viên thuốc trị cảm cúm thông thường, rối loạn tiêu hóa, đau đầu... sẵn có sẽ giúp sơ cứu, giúp gia đình vượt qua các bệnh tình huống nguy cấp.
Tủ thuốc gia đình không thể thiếu những loại thuốc cần và đủ để đề phòng bất trắc khi người thân bị thương hoặc ốm đau nhẹ hoặc chưa đến mức phải bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng tuân thủ những nguyên tắc an toàn cho tủ thuốc tại gia này. Tủ thuốc gia đình nên có những loại thuốc nào, cách sử dụng và bảo quản thế nào là hợp lý?
10 loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình
1. Thuốc hạ nhiệt, giảm đau để trị các chứng cảm sốt, đau nhức thông thường. Thông dụng nhất là Paracetamol dưới dạng viên nén 0,10g (dùng cho trẻ em), 0,50g (dùng cho người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên), thuốc này dùng được cho người viêm loét dạ dày, phụ nữ có thai và cho con bú.
2. Thuốc ho, long đờm: trị các chứng ho cảm, ho gió như viên ho terpincodein (chỉ dùng cho người lớn) hoặc thuốc ho nước dùng cho người lớn và viên terpin-benzoat, sirô ho cho trẻ em.
3. Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: như Becberin, Ganidan... hoặc gói Oresol để khi bị tiêu chảy có thể pha với nước đun sôi để nguội (1 gói pha với 1 lít nước) uống để bù nước và chất điện giải, hoặc trà gừng để chữa buồn nôn, chậm tiêu.
4. Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi: như Cloramphenicol 0,4% Sunfarin, Rhinex để trị đau mắt đỏ, sổ mũi hoặc ngạt mũi.
5. Một số dầu bôi và xoa như: Cao Vàng, Rồng Vàng, dầu xanh Con Ó... để bôi xoa khi cảm lạnh.
6. Thuốc sát trùng ngoài da như cồn y tế, cồn iốt pha loãng, dung dịch axit boric, amoniac (xoa vào chỗ muỗi, sâu bọ cắn).
7. Kem mềm axit boric xoa vào chỗ sưng, bỏng.
8. Các loại thuốc chống táo bón, nhuận trường, thuốc lợi gan, mật như Forlax, Duphalac, Sorbitol...
9. Cao kháng sinh tổng hợp bôi chỗ viêm da, vết sưng.
10. Phấn dưỡng da chống rôm sảy ở trẻ.
Dụng cụ sơ cứu :
1. Băng vải
2. Băng dính miếng Ugo (dùng dán vết thương nhỏ)
3. Kéo y tế
4. Băng cá nhân
5. Gạc rời vô khuẩn
6. Gạc lót bông vô khuẩn
7. Gạc tẩm Vaseline đắp bỏng
8. Băng dính cuộn Ugo
9. Cặp nhiệt độ
10. Panh y tế (dùng để kẹp bông cồn bôi sát trùng vết thương)
11. Đèn pin nhỏ
12. Dây buộc ga-rô cỡ 3x50cm
13. Cồn 70 độ để rửa, sát trùng ngoài da
14. Bông y tế
15. Cồn I ốt để sát trùng vết thương, ngoài da
16. Oxy già để rửa vết thương
|
- Gôn
- 17:17 28 thg 7 2011
Nhờ xem bài này mình mới nhớ ra, cuối tuần này phải đi mua tủ thuốc về mới được